Tăng thân nhiệt khi đến kỳ, vì sao?

Đến khi hết kinh là hết sốt. Cháu rất lo lắng. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có triệu chứng bệnh gì không? Cháu có nên đi khám không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Trần Thị Loan (TP. Hồ Chí Minh)

Các triệu chứng mà cháu mô tả gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra với đa phần những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hội chứng tiền kinh bao gồm các triệu chứng thể chất và cảm xúc như nổi trứng cá, vú cương đau, cảm giác mỏi mệt, khó ngủ, đầy, trướng bụng, táo bón hay tiêu chảy, nhức đầu hay đau lưng, sổ mũi, đau họng và cảm giác có sốt (tăng thân nhiệt), mất sự thèm ăn hay ngược lại. Đau cơ khớp, khó tập trung suy nghĩ, nhớ lại, cảm giác căng thẳng, dễ kích thích, khí chất thay đổi hay có người lại dễ khóc, lo sợ hay trầm cảm. Ở một số người, hội chứng tiền kinh nguyệt thật sự đáng sợ, chúng có thể khiến chị em ngất lịm vì những cơn đau. Tuy nhiên, các triệu chứng này có khác nhau ở mỗi người. Đôi khi, chỉ cần thay đổi lối sống, có thể bổ sung các vitamin C, D, E… và axit folic mỗi ngày, làm nhẹ một số triệu chứng kết hợp vận động thân thể; Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau tươi, đỗ đậu và trái cây... Tránh ăn mặn, ăn ngọt nhiều, cà phê, rượu khi có hội chứng tiền kinh; Cần ngủ 8 giờ mỗi ngày, tránh tình trạng stress. Chú ý uống nhiều nước, tránh lao động quá nặng trong những ngày hành kinh. Nếu đã thực hiện như trên một thời gian mà tình trạng không cải thiện thì cháu nên đi khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp. Một số thuốc có thể được sử dụng trong hội chứng tiền kinh nguyệt nặng như thuốc giảm đau thông thường (ibuprofen, aspirin hay naproxen) có thể giúp giảm cơn co thắt tử cung, nhức đầu, đau lưng...

BS. Kim Oanh